3/10/15

Apple iService - Quang Phúc Mobile - Đánh giá chi tiết iOS 9 (phần 1)



Đánh giá chi tiết iOS 9 (phần 1)
Trong một năm "S", Apple đã không thể mang đến những bất ngờ thú vị đạt đến tầm vóc như những thế hệ "iPhone S" trước đây như Siri (iPhone 4s của 2011) hay giao diện phẳng (iPhone 5s của 2013).
Trong một năm "S", Apple đã không thể mang đến những bất ngờ thú vị đạt đến tầm vóc của những thế hệ "iPhone S" trước đây như Siri (iPhone 4s, 2011) hay giao diện phẳng (iPhone 5s, 2013).

Sau thành công khổng lồ của iPhone 6 và 6 Plus vào năm ngoái, năm nay các iFan đều đã biết trước rằng Apple sẽ không làm mới thiết kế của iPhone. Trong sự kiện vừa diễn ra vào ngày 10/9 vừa qua, vị trí "ngôi sao" đã được bất ngờ nhường lại cho một chiếc iPad mới (iPad Pro) thay vì iPhone như mọi năm. Quyết định này của Tim Cook và đồng sự cũng là khá dễ hiểu, bởi toàn bộ các tính năng phần cứng chủ chốt nhất của 2 chiếc iPhone mới như cảm biến lực nhấn (3D Touch) hay độ phân giải nâng cao cho camera iPhone cũng đều đã lộ diện toàn bộ thông tin các thông tin rò rỉ.
Phần cứng ít ấn tượng là vậy, song đáng tiếc là phần mềm của Apple trong năm nay cũng không ẩn chứa nhiều bất ngờ thú vị. Được ra mắt từ tháng 6 vừa qua trong khuôn khổ sự kiện WWDC 2015, phiên bản iOS mới nhất của Táo khi ra mắt hoàn thiện cũng không mang tới nhiều cải tiến đáng kể so với phiên bản cũ iOS 8.
Cài đặt iOS 9
iOS 9 được hỗ trợ trên các thiết bị từ iPhone 4S, iPad 2, iPad mini và iPod Touch 5 trở lên. Dung lượng đòi hỏi cho bản cập nhật này là khá thấp: khoảng 1,2GB (có thể thay đổi tuỳ thuộc thiết bị), do đó bạn có thể yên tâm nâng cấp lên phiên bản iOS mới nhất mà không phải lo làm trống bộ nhớ như các thế hệ iOS trước. Bạn có thể thực hiện cập nhật ngay từ trong ứng dụng Cài đặt (Settings) > Cập nhật Phần mềm (Software Updates) của thiết bị iOS hoặc thực hiện tải và cài đặt qua iTunes.
Giao diện
Trong một năm "S", Apple đã không thể mang đến những bất ngờ thú vị đạt đến tầm vóc của những thế hệ "iPhone S" trước đây như Siri (iPhone 4s, 2011) hay giao diện phẳng (iPhone 5s, 2013).Trong một năm "S", Apple đã không thể mang đến những bất ngờ thú vị đạt đến tầm vóc của những thế hệ "iPhone S" trước đây như Siri (iPhone 4s, 2011) hay giao diện phẳng (iPhone 5s, 2013).
2 trong số các màn hình đầu tiên của iOS 9 chào mừng bạn đến với font chữ mới
Thay đổi dễ nhận thấy nhất của iOS trong năm nay là font chữ được đổi từ font Helvetica Neue quen thuộc sang font chữ San Francisco vốn đã xuất hiện trên Apple Watch từ trước. So với font chữ cũ của iOS, San Francisco "gầy" và cao hơn đôi chút. Có lẽ các fan của Apple sẽ mang những cảm xúc trái ngược đối với font chữ mới, song quan điểm của riêng người viết đối với San Francisco là font chữ này không tạo được cảm giác thân thiện như font Helvetica quen thuộc.
Nhờ vào San Francisco, iOS 9 có thể coi là bản iOS chỉ đứng sau iOS 7 về tính tươi mới. Font chữ này được Apple sử dụng trên toàn bộ trải nghiệm iOS 9 căn bản: giao diện Home, ứng dụng Cài đặt (Settings), các ứng dụng cài sẵn như Nhạc và Safari... Ngay cả các ứng dụng của bên thứ 3 phổ biến như Facebook hay Skype cũng đã chuyển sang sử dụng San Francisco. Xét tới tần suất sử dụng dày đặc của font chữ mặc định, sẽ là không có gì khó hiểu nếu như bạn không thể cảm thấy quen thuộc với iOS 9 dù đã sử dụng hệ điều hành này trong một tuần lễ như chúng tôi.
Trong một năm "S", Apple đã không thể mang đến những bất ngờ thú vị đạt đến tầm vóc của những thế hệ "iPhone S" trước đây như Siri (iPhone 4s, 2011) hay giao diện phẳng (iPhone 5s, 2013).Trong một năm "S", Apple đã không thể mang đến những bất ngờ thú vị đạt đến tầm vóc của những thế hệ "iPhone S" trước đây như Siri (iPhone 4s, 2011) hay giao diện phẳng (iPhone 5s, 2013).
San Francisco là yếu tố mới mẻ duy nhất về giao diện của iOS 9
Nhưng ngoại trừ font chữ San Francisco thì iOS 9 cũng gần như không có bất kỳ yếu tố nào mới về mặt giao diện tổng quát cả. Các biểu tượng ứng dụng cài đặt sẵn (Điện thoại, Tin nhắn, Nhạc, Mail, Máy tính, Thời tiết, App Store, Lời nhắc...) không có mấy khác biệt so với iOS 8. Các yếu tố đồ họa vẫn được giữ nguyên tương tự như 2 đời iOS cũ và ngay cả cách phối màu cũng vậy. Sự thật là Apple đã khéo léo che giấu sự lười biếng trong khâu thiết kế của mình chỉ bằng một thay đổi lớn duy nhất - font chữ mới.
Bàn phím
Tất cả các thay đổi của Apple đối với bộ bàn phím ảo của iOS 9 đều rất hữu dụng. Đầu tiên, chữ viết hoa và chữ viết thường sẽ được hiển thị khác biệt nhau. Tiếp đó, 3 trạng thái của phím Shift được phân biệt rất rõ ràng, giúp giảm tối đa sự nhầm lẫn của người dùng so với toàn bộ các phiên bản iOS trước đây.
Trong một năm "S", Apple đã không thể mang đến những bất ngờ thú vị đạt đến tầm vóc của những thế hệ "iPhone S" trước đây như Siri (iPhone 4s, 2011) hay giao diện phẳng (iPhone 5s, 2013).
Bàn phím ở màn hình dọc trên iPhone 5
Trong một năm "S", Apple đã không thể mang đến những bất ngờ thú vị đạt đến tầm vóc của những thế hệ "iPhone S" trước đây như Siri (iPhone 4s, 2011) hay giao diện phẳng (iPhone 5s, 2013).
Bàn phím iPad ở màn hình dọc
Điều đáng tiếc là Apple vẫn không cung cấp lựa chọn chuyển đổi giữa bàn phím "tối" và bàn phím trắng/xám thông thường. Với font chữ mới, bộ bàn phím tối (được sử dụng trên Spotlight) không còn vẻ "huyền ảo" như cũ.
Trải nghiệm bàn phím ảo trên những chiếc iPhone cỡ nhỏ (và iPod Touch) không có điểm khác biệt nào đáng kể so với iOS 8. Apple hiện vẫn chưa hỗ trợ khả năng đoán từ bằng tiếng Việt trên bàn phím ảo của iOS 9, dù bạn vẫn có thể sử dụng tính năng "Đọc chính tả" (Cài đặt > Cài đặt chung > Bàn phím) để nhập liệu bằng giọng nói tiếng Việt. Bù lại thì Táo cũng đã cung cấp thêm tính năng cut/copy paste nhanh thông qua các phím mới đặt phía trên bàn phím thông thường.
Trong một năm "S", Apple đã không thể mang đến những bất ngờ thú vị đạt đến tầm vóc của những thế hệ "iPhone S" trước đây như Siri (iPhone 4s, 2011) hay giao diện phẳng (iPhone 5s, 2013).
Bàn phím iPad ở chế độ màn hình ngang. Chú ý phím Paste (dán) được đặt bên cạnh nút Redo ở góc trái phía trên bàn phím
Trong một năm "S", Apple đã không thể mang đến những bất ngờ thú vị đạt đến tầm vóc của những thế hệ "iPhone S" trước đây như Siri (iPhone 4s, 2011) hay giao diện phẳng (iPhone 5s, 2013).
Bàn phím iPhone 6 Plus ở chế độ màn hình ngang có thêm rất nhiều phím bổ trợ. Việc các phím chữ bị đặt giữa khiến cho chúng tôi gõ phím hơi khó khăn hơn thông thường
Tìm kiếm Spotlight
Một lần nữa, bạn lại có thể thực hiện tìm kiếm Spotlight bằng cách trượt tay sang trái từ màn hình Home đầu tiên. Lưu ý rằng màn hình Spotlight đặt phía trái khác biệt so với màn hình Spotlight truy cập bằng cử chỉ kéo tay xuống phía dưới như thông thường.
Điểm đặc biệt đầu tiên của màn hình Spotlight phía bên trái là phần hiển thị ứng dụng, liên lạc và tin tức theo "Gợi ý của Siri". Trong khi màn hình Spotlight truy cập bằng cử chỉ kéo tay xuống sẽ chỉ hiển thị 4 được đề xuất. Chúng tôi sẽ phân tích rõ hơn về các mục "Gợi ý" này khi nói về Siri.
Trong một năm "S", Apple đã không thể mang đến những bất ngờ thú vị đạt đến tầm vóc của những thế hệ "iPhone S" trước đây như Siri (iPhone 4s, 2011) hay giao diện phẳng (iPhone 5s, 2013).Trong một năm "S", Apple đã không thể mang đến những bất ngờ thú vị đạt đến tầm vóc của những thế hệ "iPhone S" trước đây như Siri (iPhone 4s, 2011) hay giao diện phẳng (iPhone 5s, 2013).
Spotlight ở phía bên trái màn hình Home (trái) và Spotify khi trượt tay xuống từ giữa màn hình (phải)
Thay vì bị giới hạn trong các nội dung ứng dụng cài đặt sẵn trên hệ điều hành như Safari hay Tin nhắn thì Spotlight giờ đã có thể tìm kiếm bên trong các ứng dụng của bên thứ ba. Về mặt lý thuyết, điều này cho phép bạn tìm kiếm cả các tin nhắn WhatsApp hay các mẩu tin Facebook, song thử nghiệm của VnReview cho thấy phạm vi tìm kiếm thực tế của Spotlight mới chỉ bao gồm các ứng dụng sẵn có của iOS. Có vẻ như Apple đã mở API của Spotlight cho phép các nhà phát triển bên thứ 3 nhưng tính tới một tuần sau khi iOS 9 ra đời thì vẫn chưa một nhà phát triển nào tận dụng khả năng này cả.
Trong một năm "S", Apple đã không thể mang đến những bất ngờ thú vị đạt đến tầm vóc của những thế hệ "iPhone S" trước đây như Siri (iPhone 4s, 2011) hay giao diện phẳng (iPhone 5s, 2013).Trong một năm "S", Apple đã không thể mang đến những bất ngờ thú vị đạt đến tầm vóc của những thế hệ "iPhone S" trước đây như Siri (iPhone 4s, 2011) hay giao diện phẳng (iPhone 5s, 2013).
Kết quả tìm kiếm thông thường và khả năng chuyển đổi đơn vị/tính toán mới của Spotlight
Một thay đổi khác cũng rất hợp lý là khả năng di chuyển trực tiếp tới tin nhắn kết quả. Trước đây, khi tìm kiếm nội dung tin nhắn trên Spotlight, ứng dụng này sẽ chỉ đưa bạn tới... tin nhắn mới nhất trong cuộc hội thoại trả về. Điều này có nghĩa rằng bạn sẽ phải lục lại... hàng tram tin nhắn cũ của mình để tìm ra nội dung cần tìm. Trên iOS 9, Spotlight sẽ chuyển bạn tới chính xác tin nhắn trả về, tiết kiệm đáng kể thời gian và công sức cho người dùng. Nếu như các nhà phát triển của WhatsApp hay Viber nhanh chóng hoàn thiện khả năng tìm kiếm cho ứng dụng của họ, Spotlight sẽ thực sự hoàn thành vai trò là bộ máy tìm kiếm nội bộ có sức mạnh không kém gì Windows Search.
Trung tâm Thông báo
Cũng giống như trên iOS 8, Trung tâm Thông báo (Notification Center) của iOS 9 được chia làm 2 tab: tab Hôm nay (cho các nội dung của ngày hôm nay) và tab Thông báo (bao gồm toàn bộ các thông báo mà bạn chưa xem).
Trong một năm "S", Apple đã không thể mang đến những bất ngờ thú vị đạt đến tầm vóc của những thế hệ "iPhone S" trước đây như Siri (iPhone 4s, 2011) hay giao diện phẳng (iPhone 5s, 2013).Trong một năm "S", Apple đã không thể mang đến những bất ngờ thú vị đạt đến tầm vóc của những thế hệ "iPhone S" trước đây như Siri (iPhone 4s, 2011) hay giao diện phẳng (iPhone 5s, 2013).
Một số widget trên màn hình Hôm nay và tùy chọn các nội dung của màn hình Hôm nay
Tab Hôm nay vẫn là nơi tập trung các widget của các ứng dụng, cho phép bạn có thể xem lịch hẹn, lịch nhắc cũng như thực hiện nhanh các tác vụ từ một vị trí tập trung duy nhất. Tab này có một mục mới là "Pin" cho phép bạn xem thời lượng pin còn lại trên các phụ kiện Bluetooth đã kết nối với iPhone của mình. Mục này sẽ chỉ được hiển thị khi iPhone đang kết nối với phụ kiện và đáng ngạc nhiên là không hề hỗ trợ iPad.
Trong một năm "S", Apple đã không thể mang đến những bất ngờ thú vị đạt đến tầm vóc của những thế hệ "iPhone S" trước đây như Siri (iPhone 4s, 2011) hay giao diện phẳng (iPhone 5s, 2013).Trong một năm "S", Apple đã không thể mang đến những bất ngờ thú vị đạt đến tầm vóc của những thế hệ "iPhone S" trước đây như Siri (iPhone 4s, 2011) hay giao diện phẳng (iPhone 5s, 2013).
Thông báo sắp xếp theo từng ngày
Tab Thông báo trên iOS 9 được sắp xếp lại theo từng ngày. Nhờ đó mà bạn có thể tránh được tình trạng các thông báo cũ (từ ngày hôm qua, hôm kia...) của một ứng dụng nào đó che khuất mất các thông báo mới của ngày hôm nay. Người dùng vẫn có thể vào ứng dụng Cài đặt để tùy chỉnh cho các thông báo hiển thị theo trình tự ứng dụng, song cách sắp xếp mới rõ ràng là hợp lý hơn rất nhiều so với cách cũ. Nhìn chung, trải nghiệm Trung tâm Thông báo trên iOS 9 là một trải nghiệm khoa học và "gọn gàng" hơn nhiều so với iOS 8.
Ứng dụng Tin tức (Apple News)
Trước khi đi sâu vào tìm hiểu ứng dụng này, cần lưu ý rằng Apple News sẽ chỉ xuất hiện trên iPhone/iPad của bạn nếu như bạn lựa chọn khu vực cho App Store và iTunes Store của mình là Anh hoặc Mỹ. Nếu như bạn đã cài đặt cho tài khoản Apple ID của mình có khu vực sử dụng là Việt Nam, bạn sẽ không được nhận ứng dụng này khi cập nhật lên iOS 9.
Ứng dụng Tin tức là một trong những điểm nhấn đặc biệt của phiên bản iOS mới. Cũng giống như Flipboard và Paper, Apple News thực chất là một ứng dụng tổng hợp tất cả các mẩu tin dựa theo chủ đề mà bạn quan tâm, cũng như các nguồn tin mà bạn lựa chọn.
Trong một năm "S", Apple đã không thể mang đến những bất ngờ thú vị đạt đến tầm vóc của những thế hệ "iPhone S" trước đây như Siri (iPhone 4s, 2011) hay giao diện phẳng (iPhone 5s, 2013).Trong một năm "S", Apple đã không thể mang đến những bất ngờ thú vị đạt đến tầm vóc của những thế hệ "iPhone S" trước đây như Siri (iPhone 4s, 2011) hay giao diện phẳng (iPhone 5s, 2013).
Màn hình chọn nguồn tin/chủ đề ưa thích ban đầu
Điểm đặc biệt của Apple News so với các đối thủ cạnh tranh là khả năng "bóc tách" chủ đề quan tâm của người dùng. Trong màn hình cài đặt ban đầu, Apple News sẽ chỉ đưa ra một vài trang tin phổ biến để người dùng lựa chọn (ví dụ như CNN, Huff Post). Tuỳ thuộc vào các trang tin, chủ đề mà người dùng lựa chọn ban đầu, Apple News sẽ tiếp tục đưa ra các trang tin, chủ đề có liên quan. Ví dụ, khi chúng tôi lựa chọn trang công nghệ The Verge thì Apple News sẽ tiếp tục đưa ra các trang công nghệ nổi tiếng khác như Tech Crunch hoặc Engadget, hoặc sau khi lựa chọn chủ đề "smartphone" thì ứng dụng này sẽ cho phép bạn chọn "iPhone", "Galaxy" hoặc "Samsung"...
Trong một năm "S", Apple đã không thể mang đến những bất ngờ thú vị đạt đến tầm vóc của những thế hệ "iPhone S" trước đây như Siri (iPhone 4s, 2011) hay giao diện phẳng (iPhone 5s, 2013).Trong một năm "S", Apple đã không thể mang đến những bất ngờ thú vị đạt đến tầm vóc của những thế hệ "iPhone S" trước đây như Siri (iPhone 4s, 2011) hay giao diện phẳng (iPhone 5s, 2013).
Giao diện đọc tin For You và khả năng tìm kiếm nội dung qua mục Search
Bằng cách cho phép người dùng lựa chọn nguồn tin và chủ đề tin tức mà Apple News tạo ra một trải nghiệm tương đối vượt trội so với Flipboard và Paper. Các tin tức âm nhạc là minh chứng rõ ràng nhất cho điều này: trong khi Paper (vốn do Facebook phát triển) chỉ thu thập các tin tức nhạc Pop, Hip-hop từ các nguồn tin chính thống phổ biến thì Apple News có thể tìm ra cả các tin tức chuyên về nhạc Metal từ các trang tin chuyên về dòng nhạc quá khích này.
Đó chỉ là một trong số rất nhiều ví dụ cho thấy ứng dụng đọc tin của Apple thực sự vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh hiện thời về khả năng tuỳ biến nguồn tin. Chưa kể số trang nội dung được Apple hỗ trợ có vẻ là hoàn toàn áp đảo Flipboard hay Paper về số lượng. Đáng tiếc, như đã phân tích ở trên, Apple News hiện tại chưa chính thức hỗ trợ chợ ứng dụng App Store cho thị trường Việt Nam.
Thêm vào đó, Apple News còn mang tới khả năng thêm trang mà người dùng ưa thích vào nguồn tin. Đây lại là một điểm cộng giúp ứng dụng đọc tin gốc của Apple có thể dễ dàng đánh bại các đối thủ cạnh tranh:
Trong một năm "S", Apple đã không thể mang đến những bất ngờ thú vị đạt đến tầm vóc của những thế hệ "iPhone S" trước đây như Siri (iPhone 4s, 2011) hay giao diện phẳng (iPhone 5s, 2013).
Bạn đọc có thể bổ sung VnReview vào bằng cách truy cập đường dẫn sau từ Safari: http://vnreview.vn/feed, sau đó chọn nút Chia sẻ > Add to News
Camera & Ảnh
Trong khi 2 chiếc iPhone mới đánh dấu sự kiện lần đầu tiên Apple nâng độ phân giải cho smartphone của mình lên 12 MP thì ứng dụng chụp ảnh của hãng lại không có bất kỳ thay đổi nào cả. Giao diện ứng dụng camera trên phiên bản iOS mới được giữ gần như nguyên xi so với iOS 8, và Apple còn lười biếng tới mức không thèm thêm vào bất cứ một bộ lọc màu (filter) nào hết.
Điều này có nghĩa rằng toàn bộ các điểm yếu của ứng dụng camera cũ vẫn bị giữ nguyên, trong đó đặc biệt khó chịu là khả năng chỉnh độ sáng sau khi lấy nét. Trên những chiếc iPhone đời mới, bạn vẫn sẽ phải truy cập vào ứng dụng Cài đặt để tùy chọn tốc độ của camera quay chậm hay số khung hình/giây của tính năng quay video. Cách tuỳ chỉnh của Apple tỏ ra bất tiện hơn hẳn so với các ứng dụng chụp ảnh thông thường trên Android. Một lần nữa, Apple lại quyết định cho phần mềm camera của mình tụt hậu so với phần cứng.
bạn đọc có thể bổ sung VnReview vào bằng cách truy cập đường dẫn sau từ Safari: http://vnreview.vn/feed, sau đó chọn nút Chia sẻ -> Add to News,.
Giao diện Camera quay video trên iPhone 6 Plus
Trong một năm "S", Apple đã không thể mang đến những bất ngờ thú vị đạt đến tầm vóc của những thế hệ "iPhone S" trước đây như Siri (iPhone 4s, 2011) hay giao diện phẳng (iPhone 5s, 2013).
Giao diện Camera chụp ảnh trên iPhone 5
Bù lại thì ứng dụng Ảnh (Photos) đã được trang bị 2 album mới để giúp người dùng có thể quản lý ảnh chụp của mình tốt hơn: Tự sướng (bao gồm các bức ảnh chụp bằng camera trước) và Ảnh chụp màn hình (thực hiện bằng cách nhấn Home và nút nguồn cùng lúc). Với những người chuyên viết về công nghệ hoặc lập trình ứng dụng thì khả năng tổng hợp Ảnh chụp màn hình là đặc biệt hữu ích. Bởi thay vì mất thời gian để tìm và xoá các bức ảnh chụp màn hình cũ thì giờ người dùng có thể xoá ngay trong một album được Apple tổng hợp sẵn.
Bên cạnh 2 album này, ảnh chụp của bạn vẫn sẽ được sắp xếp thành các "Khoảnh khắc" theo thời gian và địa điểm như trước đây.
Trong một năm "S", Apple đã không thể mang đến những bất ngờ thú vị đạt đến tầm vóc của những thế hệ "iPhone S" trước đây như Siri (iPhone 4s, 2011) hay giao diện phẳng (iPhone 5s, 2013).
2 album mặc định mới: "Tự sướng" và "Ảnh chụp màn hình"
Trong một năm "S", Apple đã không thể mang đến những bất ngờ thú vị đạt đến tầm vóc của những thế hệ "iPhone S" trước đây như Siri (iPhone 4s, 2011) hay giao diện phẳng (iPhone 5s, 2013).
Mục "Ảnh" vẫn chia các bức ảnh và video của bạn thành các khoảnh khắc, nhóm lại thành Tháng và Năm
Trong phần tiếp theo của bài viết, chúng ta sẽ đánh giá các tính năng quan trọng như Safari, Siri, ứng dụng Ghi chú (Notes) mới cùng hiệu năng và thời lượng pin của iOS 9.
Gia Cường
Comments
0 Comments
Facebook Comments by

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét